"Bén duyên" với cây lục bình
Năm 2018,ởinghiệptừcâylụcbìnhchàngtraikiếmdoanhthuhơntỉđồngtháxs da nang trong quá trình tìm kiếm mặt hàng để khởi nghiệp mô hình kinh doanh thương mại điện tử, anh Hà Anh Trường đã chú ý đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình của làng nghề truyền thống.
“Đây là mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tại thị trường nước ngoài so với sản phẩm công nghiệp hay máy móc. Mình đã đi khắp cả nước và sang Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines để tìm hiểu về các làng nghề, cuối cùng lựa chọn sản phẩm từ cây lục bình ở H.Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vì có chất lượng tốt nhất”, anh Trường cho biết.
Anh chia sẻ rằng đời sống người dân làng nghề thủ công khi ấy rất khó khăn, dù làm nhiều sản phẩm nhưng tiền công chỉ từ 30.000 - 50.000 đồng/ngày. Ngoài ra, họ sẽ không được trả tiền vào những mùa không bán được hàng bởi thương lái.
“Đa phần sản phẩm sẽ được thương lái thu mua rồi bán sang Trung Quốc theo kiểu gối đầu, làm mùa này nhưng đến đợt sau mới trả tiền. Tuy nhiên, khi thị trường không khả quan, thương lái sẽ bỏ hàng làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Đây cũng là lý do khiến nhiều người phải chuyển nghề”, anh Trường kể lại.
Với mong muốn thay đổi đời sống của người dân, anh Trường cùng các cộng sự đã tiếp cận những người thợ lành nghề, thu mua và hướng dẫn họ cải tiến sản phẩm để làm sao xuất khẩu sang thị trường châu Âu. “Các sản phẩm từ lục bình rất thân thiện với môi trường, có thể phân hủy sinh học làm phân bón, giảm phát thải tiêu dùng hàng ngày. Do đó, được thị trường tại châu Âu ưa chuộng”, anh nói.
Là thợ thủ công mỹ nghệ hơn 8 năm tại xã Vĩnh Thuận Đông, H.Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), chị Võ Thị Ngọc Trúc (33 tuổi), chia sẻ: “Lúc trước làm thủ công mỹ nghệ chỉ có 2.000 đồng/sản phẩm nên rất bấp bênh, nhưng từ khi anh Trường lập công ty đã hỗ trợ việc làm giúp cho người dân có thu nhập ổn định. Anh trực tiếp hướng dẫn mọi người cách xử lý hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và không ngại khó khi đồng hành cùng làng nghề”.
Tăng giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến quốc tế
Năm 2022, anh Trường thành lập công ty sản xuất và thương mại các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình, như: trang trí nhà cửa, đồ dùng phụ kiện bàn ăn, những sản phẩm thời trang nón, túi xách… với thị trường chủ lực ở Mỹ, Canada, Pháp đạt doanh thu hơn 2 tỉ đồng/tháng.
Khi được hỏi: “Những thuận lợi kinh doanh từ mặt hàng này ra sao?”, anh Trường cho biết: “Nguồn vật liệu có sẵn tại địa phương dồi dào mà vẫn chưa khai thác hết và người dân cũng vốn là thợ lành nghề hơn 20 năm nên rất khéo tay. Do đó, mình chỉ nghiên cứu các mẫu thiết kế phù hợp với nhu cầu đáp ứng chất lượng của quốc tế và hướng dẫn người dân cách thực hiện”.
Tuy nhiên, anh cũng cho biết thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó vấn đề lớn nhất là bảo quản kho hàng. “Vì thời tiết nóng ẩm và người dân chưa quen cách làm nên dễ xảy ra lỗi kỹ thuật, do đó sản phẩm bị mốc, hư hỏng phải bỏ đi. Có thời điểm mình lỗ hơn 100 triệu đồng vì lý do đó, nên phải học thêm từ sai lầm để lấy kinh nghiệm”, anh Trường cho hay.
Ngoài ra, anh Trường còn kết nối với hơn 20 làng nghề khác ở các tỉnh gồm: Hậu Giang, Kiên Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, TP.Hà Nội để xuất khẩu thêm nhiều mặt hàng làm từ mây, tre, cỏ bàng, cói… nhằm tăng giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến bạn bè quốc tế và tạo nhiều việc làm cho nhiều hộ gia đình.
Chia sẻ về những định hướng của mình, chàng trai khởi nghiệp với cây lục bình này chia sẻ: “Sắp tới mình sẽ phát triển thêm thị trường tại châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, để có thêm nhiều đơn hàng cho người dân. Khi người trẻ muốn khởi nghiệp cần tìm đúng ngành nghề, dành mọi tâm sức của mình vào đó và đặc biệt không bao giờ được bỏ cuộc, tin tưởng vào con đường tốt đẹp mang lại các giá trị bền vững”.